HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Dự án B-WTO: kinh nghiệm và các hoạt động tiếp nối

Ngày 24 tháng 04 năm 2014, tại Hội trường Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, Trung tâm WTO thành phố đã tổ chức sinh hoạt học thuật “Báo cáo kết quả dự án B-WTO: Kinh nghiệm và các hoạt động tiếp nối”. Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, Ts. Trần Anh Tuấn và Giám đốc Chương trình giảng dạy Fulbright Ts.Nguyễn Xuân Thành đã đến tham dự, theo dõi, tham gia và cùng chia sẽ những kết quả thu được từ dự án.

 

Dự án B-WTO là “Dự án thúc đẩy triển khai hiệu quả Chương trình hội nhập kinh tế của TP.HCM và hỗ trợ các tỉnh trong Vùng” đã được thành phố giao cho Trung tâm WTO làm Ban Quản lý Dự án diễn ra từ năm 2012 cho đến thời điểm kết thúc vào đầu năm 2014 với khoản kinh phí thực hiện lên đến 4.38 tỷ VNĐ (đạt 83.5% so với dự toán ban đầu) do Quỹ Tín thác Đa biên thuộc Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (Beyond WTO hay B-WTO) tài trợ.

 

Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, Ts.Trần Anh Tuấn phát biểu tại buổi báo cáo sinh hoạt học thuật về kết quả thực hiện dự án của Trung tâm WTO.

 

Mục tiêu của Dự án là “mở rộng hoạt động hỗ trợ về hội nhập kinh tế quốc tế cho các tỉnh xung quanh” và “nâng cao năng lực cố vấn, tham mưu chính sách phát triển cho chính quyền thành phố”. Theo đó, Dự án khi kết thúc đã xây dựng, phát triển được một “Mạng lưới báo cáo viên/cộng tác viên về hội nhập kinh tế quốc tế” và tích lũy những kinh nghiệm, phương pháp, hướng tiếp cận nhằm nâng cao năng lực tham mưu chính sách cho thành phố.

 

 Ông Phạm Bình An (Giám đốc Trung tâm WTO) đang giới thiệu về Dự án.

 

Ở góc độ phương pháp luận, Dự án đã đưa ra được Khung logic triển khai các vấn đề nghiên cứu bắt đầu từ mục đích chính đến các mục tiêu cần phải đạt được và kết quả thực hiện tương ứng. Các chuyên gia thực hiện Dự án cũng đã mở ra những hướng tiếp cận trên cơ sở lý thuyết về cụm ngành và lý thuyết về mô hình kim cương rất cần thiết để ứng dụng cho các dự án quy hoạch phát triển ngành, vùng… Giám đốc Fulbright Việt Nam, Ts.Nguyễn Xuân Thành cũng đã có những chia sẽ rất thiết thực về việc ứng dụng các mô hình lý thuyết để nhận diện các vấn đề của thực tiễn, từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp, mang tính khả thi. Dệt may là một trong những cụm ngành đã được Dự án lựa chọn làm vấn đề nghiên cứu theo hướng tiếp cận mới này.

 

 Ts.Nguyễn Xuân Thành (Giám đốc Chương trình giảng dạy Fulbright VN) trình bày kết quả nghiên cứu của Dự án về cụm ngành dệt may của TP.HCM.

 

Tổng kết Dự án, các chuyên gia đã có những đề xuất các hoạt động tiếp nối như sau:
1. Thực hiện các báo cáo định kỳ về những vấn đề kinh tế nổi bật của TP.HCM dưới góc nhìn của các chuyên gia độc lập, trong đó Viện Nghiên cứu phát triển đóng vai trò nòng cốt.
2. Phân tích năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ đạo, những ngành đang có vai trò nền tảng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.
 
Tin, ảnh:  Hồng Phương.
 

 

 

(195170 Lượt xem)

CÁC TIN BÀI KHÁC:
Các trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  
Ngôn ngữ Ngôn ngữ
English (United States) Tiếng Việt (Việt Nam)
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tin hoạt động nghiên cứu khoa học tháng 02 năm 2023 (1/3/2023)

Tin hoạt động nghiên cứu khoa học tháng 01 năm 2023 (1/2/2023)

Tin hoạt động nghiên cứu khoa học tháng 12 năm 2022 (5/1/2023)


Liên kết Web Liên kết Web
Số lượt truy cập Số lượt truy cập
24726856