Tên đề tài: | Nghiên cứu đồng bộ hóa các giải pháp quản lý lòng đường và vỉa hè phục vụ an toàn giao thông đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | Chủ nhiệm: | TS. Dư Phước Tân | Các thành viên: | ThS. KTS Lê Ngọc Linh, ThS. Nguyễn Ngọc Phước Đại, ThS. Lê Minh Triết (Sở GTVT), ThS. Nguyễn Mai Anh, KTS. Phan Diệu Chi, KTS. Chu Phạm Đăng Quang, KTS. Nguyễn Trọng Hiếu, KTS. Lê Hồng Nhật, KTS Bùi Quang Trường Thọ, KS. Đào Thị Hồng Hoa | Độ dài: | 97 Trang | Thời gian hoàn thành: | Tháng 12/2014 | Ký hiệu phân loại: | D711.7T533 | Nội dung chính: | | Vấn đề “đồng bộ hóa” của đề tài được đặt ra theo nghĩa là làm thế nào để cân đối, giải quyết hài hòa giữa một bên là công tác quản lý thiết kế vỉa hè, lòng đường (và công trình dọc phố); một bên là quản lý sử dụng vỉa hè, lòng đường nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân trên vỉa hè, do 2 mục tiêu quản lý này đôi lúc mâu thuẩn lẫn nhau. Đề tài đã phân tích các quy định hiện hành có liên quan và khảo sát thực tiễn trên một số tuyến đường, thuộc khu trung tâm 930 ha. Qua khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng, đề tài đề xuất một số giải pháp định hướng nhằm nâng cao tính đồng bộ giữa vỉa hè, lòng đường (và công trình dọc phố), đáp ứng mục tiêu an toàn giao thông và tạo thuận tiện sinh hoạt của người dân ngày càng tốt hơn. Nhìn chung, các quy định của TPHCM liên quan quản lý thiết kế lòng đường, vỉa hè và công trình dọc phố luôn được bổ sung và cụ thể hóa luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, để phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố, phục vụ công tác lập quy hoạch, thiết kế và công tác quản lý sử dụng không gian và kiến trúc đô thị. Đồng thời, trong quá trình quản lý sử dụng lòng đường, vỉa hè, chính quyền thành phố đã vận dụng khá linh hoạt, ban hành các quyết định nhằm điều chỉnh các quy định về quản lý vỉa hè, lòng đường của TPHCM sao cho đồng bộ, phù hợp từng thời điểm. Đề tài đã đề xuất hệ thống quan điểm hướng đến “đồng bộ hóa” lòng đường,vỉa hè, công trình dọc phố, trong đó nhấn mạnh đến quan điểm hướng đến an toàn và tiện lợi trong giao thông, là mục tiêu hàng đầu trong việc đồng bộ hóa lòng đường, vỉa hè và công trình dọc phố, đồng thời chú trọng nhiều nhất đến yếu tố người đi bộ. Ngoài ra, bên cạnh đề xuất một số giải pháp quản lý thiết kế hướng đến đồng bộ hóa, đề tài còn mạnh dạn kiến nghị thành phố nên xem xét thành lập Công ty quản lý và khai thác quỹ vỉa hè đô thị (lưu ý về tên gọi “Công ty” hay “Trung tâm”, trực thuộc Sở GTVT nên được luận chứng cụ thể, sau khi đã thống nhất chủ trương). Bên cạnh nguồn thu từ việc cho thuê vỉa hè để xe, kinh doanh trước các căn hộ mặt tiền, mô hình này còn góp phần giải quyết sự công bằng giữa nhà mặt tiền và nhà trong hẻm về chiếm dụng vỉa hè. Nhà nước không cần can thiệp, chỉ dùng động lực kinh tế để người tại chỗ kiểm soát và quản lý trật tự vỉa hè, thay Nhà nước. Đây là mô hình quản lý có tác động toàn diện, giúp triển khai giải pháp “đồng bộ hóa” vỉa hè, lòng đường (và công trình dọc phố), nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân trên vỉa hè một cách bền vững./. | Lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu phát triển. |