Mục tiêu nghiên cứu đề tài là làm rõ thực trạng tổ chức hoạt động và quản lý, điều hành VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn TP.HCM, xác định các yêu cầu cơ bản về công tác quản lý nhà nước và tổ chức điều hành hoạt động VTHKCC trên địa bàn TP theo định hướng phát triển bền vững trong tương lai, đề xuất mô hình tổ chức hoạt động và quản lý VTHKCC. Các giải pháp tổ chức thực hiện. Đề tài đã nêu lên tổng quan kinh nghiệm tổ chức hoạt động và quản lý điều hành VTHKCC của một số thành phố trên thế giới, Thực trạng tổ chức hoạt động và quản lý, điều hành VTHKCC ở TP.HCM. Đồng thời đề xuất mô hình tổ chức hoạt động và quản lý, điều hành VTHKCC ở TP.HCM và giải pháp tổ chức thực hiện. Mô hình tổ chức hoạt động và quản lý VTHKCC ở TP.HCM phải đảm bảo được các yêu cầu sau: đảm bảo điều phối hài hòa toàn hệ thống, tích hợp được nhiều phương thức vận tải khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng và hiệu quả trong quản lý vận hành, đảm bảo quản lý chặt chẽ và hiệu quả khi quy mô hoạt động VTHKCC được mở rộng dần trong tương lai. Đề xuất mô hình tổ chức của các đơn vị VTHKCC: Đề đảm bảo các yêu cầu trên, trong tương lai, các đơn vị VTHKCC cần được tổ chức thành một số đầu mối lớn có chức năng vận hành khai thác đường sắt đô thị và các phương thức VTHKCC khác, đặc biệt là xe buýt. Đề tài đề xuất tổ chức lại các đơn vị VTHKCC thành các Tổng công ty VTHKCC chịu trách nhiệm cung ứng dịch vụ VTHKCC theo từng địa bàn (bao gồm tuyến trục là tuyến đường sắt đô thị và các tuyến nhánh do xe buýt đảm nhiệm). Đề xuất mô hình quản lý VTHKCC: Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện thực tế của TP và kinh nghiệm của các nước, đề xuất mô hình tổ chức quản lý VTHKCC ở TP.HCM gồm các cấp như sau:Hội đồng VTHKCC TP.HCM , Cơ quan quản lý VTHKCC (Public Transport Authority, viết tắt là PTA): là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, được tổ chức trên cơ sở Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC và Ban Quản lý đường sắt đô thị. |