Cơ cấu kinh tế vùng KTTÐPN tiếp tục có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành có kỹ thuật, công nghệ cao, các công nghiệp và dịch vụ kỹ thuật cao phải chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng.
a. Vấn đề nổi cộm nhất trong thời gian vừa qua của vùng là thiếu một cơ chế quản lý để điều phối sự phát triển của vùng không bị ràng buộc và bị chia cắt theo địa giới hành chính. Nhiều quy hoạch chi tiết chưa tuân thủ quy trình để đảm bảo sự ăn khớp với quy hoạch chung của vùng, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ quản lý, các Ngành và các địa phương trong vùng. Các kế hoạch phát triển kinh tế không bám sát và phản ánh được các nội dung quy hoạch đã được Nhà nước phê duyệt. Nguyên nhân sâu xa của tình hình có thể có nhiều nhưng trước hết là do còn có những vướng mắc trong quan điểm và tư tưởng về vai trò và bước đi của vùng kinh tế trọng điểm. Vẫn còn đâu đó ảnh hưởng của chủ nghĩa bình quân, thiếu sự tập trung các nỗ lực từ trên xuống dưới và sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng.
Mấy năm gần đây, khu vực dịch vụ sau một thời gian tăng nhanh đã chững lại và tăng chậm hơn nhịp độ tăng trưởng chung của GDP vùng. Tỷ trọng khu vực dịch vụ có xu hướng giảm đáng quan tâm trên toàn vùng (1990 tỷ trọng này là 45,1%; 1995 là 44,4%; 2001 là 37,2%). Ðây là sự chuyển dịch cơ cấu không đúng hướng, làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội phát triển vùng, không phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của vùng. Nếu xu thế này không được điều chỉnh kịp thời trên cơ sở có các chính sách ưu tiên đầu tư thúc đẩy phát triển mạnh thương mại, dịch vụ bảo hiểm, du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ vận tải bưu điện thì các yếu tố bất lợi cho phát triển kinh tế của vùng sẽ nảy sinh tiếp tục làm giảm tốc độ tăng trưởng công nghiệp và kinh tế của cả vùng. (Ở đây cũng cần lưu ý phương pháp tính dịch vụ trong thống kê có thể chưa phản ảnh hết thực tế).
Tháng 2/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có QÐ số 44/1998/QÐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể (QHTT) phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTÐPN) giai đoạn đến năm 2010 với các mục tiêu chủ yếu:
Trong quá trình phát triển kinh tế, các địa phương đã chú ý đến phát triển cân đối hài hòa giữa kinh tế và xã hội.
Do tỷ lệ di dân vào vùng khá cao nên đã gây không ít khó khăn cho việc giải quyết công ăn việc làm. Theo cuộc điều tra 7/1999 tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn khá cao và có xu hướng tăng lên.
Ngoài việc đã hình thành các vùng cây công nghiệp dài ngày ổn định và vượt mục tiêu quy hoạch như: cao su, cà phê, chè, điều. Cây cao su quy hoạch đến năm 2000 là 230 ngàn ha, đến năm 1999 đã thực hiện 250 ngàn ha, cây cà phê quy hoạch đến năm 2000 có 43 ngàn ha, thực hiện đến năm 1999 đạt 108 ngàn ha, cây điều quy hoạch 150 ngàn ha, thực hiện 171 ngàn ha,... cây hàng năm luôn được thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sản xuất lương thực theo hướng thâm canh lúa, phát triển mạnh ngô, kết hợp trồng sắn, đậu tương, lạc để có nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Phát triển đàn bò thịt, bò sữa, đàn lợn và gia cầm để cung cấp cho thị trường vùng KTTÐPN. Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và khai thác hải sản. Khoanh nuôi và bảo vệ rừng hiện có, phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy, diêm.... Giá trị sản xuất nông nghiệp vùng KTTÐPN chiếm khoảng 7% cả nước.
Theo quy hoạch, tăng trưởng bình quân của ngành thương mại, dịch vụ đạt từ 13 - 15%. Trong những năm qua, nhìn chung khu vực dịch vụ của VKTTÐPN tuy tăng nhanh hơn các vùng khác, nhưng còn thấp so với mức tăng GDP, thời kỳ 1997 – 2001 mức tăng trưởng khu vực dịch vụ của vùng KTTÐ đạt 6,9%.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTÐPN) được coi như một không gian kinh tế thống nhất gồm TP. Hồ Chí Minh và 3 tỉnh Ðồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và đã được Thủ tướng Chính phủ nêu ra tại Quyết định số 44/1998-TTg. Vùng KTTÐPN là hạt nhân của vùng Ðông Nam Bộ (ÐNB) gồm TP. Hồ Chí Minh và 8 tỉnh là Ðồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Ðồng, Bình Thuận và Ninh Thuận, có mối quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên và Ðồng Bằng Sông Cửu Long (ÐBSCL).
Đó là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, gồm 7 tỉnh; chiếm 9,2% diện tích, 17,7% dân số, 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước,... Bên cạnh những cơ hội lý tưởng xuất phát từ những lợi thế riêng có, vùng kinh tế này đang đứng trước những thách thức và nguy cơ lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp cần kíp và hữu hiệu để khẳng định là vùng kinh tế động lực đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Duy trì tốc độ tăng trưởng của thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM bình quân thời kỳ 2000-2010 phấn đấu đạt 12%/năm. Riêng giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 11,0%/năm và giai đoạn 2005-2010 đạt bình quân 13,0%/năm
Nước ta bước vào thực hiện kế hoạch tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đều lớn, đan xen nhau.
Nước ta hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá là cao trong khu vực. Tuy nhiên khi xem xét vấn đề này, điều quan trọng hơn là tìm hiểu chất lượng của sự tăng trưởng. Bài viết dưới đây đề cập đến những thành tựu đạt được, cũng như những hạn chế trong chất lượng tăng trưởng kinh tế của nước ta để cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nêu trên.
Trong vài thập kỷ gần đây, mô hình I-O và những biến thể của nó được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các nước trên thế giới cho nhiều mục đích khác nhau và đặc biệt việc áp dụng mô hình này cho phân tích và dự báo về cấu trúc kinh tế của một đất nước hoặc một vùng đã trở thành một đối thủ nặng ký trong việc lựa chọn các công cụ nghiên cứu.