Trong một xã hội mà dân cư nông thôn và lao động nông nghiệp chiếm đại bộ phận thì việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải diễn ra có những đặc điểm đặc thù. Với các chính sách mới trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thi hành Luật Đất đai, Luật Hợp tác xã (sửa đổi), phát triển kinh tế trang trại … tạo ra nền tảng cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn có nhiều chuyển biến lớn, góp phần làm cho kinh tế nước ta ổn định.
Nhằm phân tích và đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông dân và nông thôn các tỉnh phía Nam trong gần 25 năm đổi mới và những tác động của biến đổi cơ cấu xã hội đến quá trình phát triển nơi đây, qua đó đưa ra các khuyến nghị các chính sách phù hợp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, ngày 6-7-2009, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam và Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ tổ chức Hội thảo Khoa học “Tác động của biến đổi cơ cấu xã hội đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn các tỉnh phía Nam trong thời kỳ đổi mới”.
Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển.
Nhằm mục tiêu đến 2020 nước ta cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển công nghệ nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp là phương hướng cần đạt tới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, với đà tăng trưởng khá vềgiá trị xuất khẩu từ các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, 11 tháng qua, ngành nông nghiệp xuất siêu được 8,2 tỷ USD, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế, xã hội nói chung.
Dù kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ, cán cân thương mại ngành nông nghiệp vẫn thặng dư trong tháng đầu năm 2012. Nhưng, quan ngại với xuất khẩu nông sản đến từ triển vọng thị trường thế giới khá mong manh.
Sáng 15/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông José Graziano da Silva - Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), nhân dịp ông sang dự Hội nghị FAO khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 31 tổ chức tại Hà Nội.